“Theo huyết thống, tôi là người
Anbani. Theo quốc tịch, tôi là người Ấn Độ. Theo đức tin, tôi là một nữ tu công
giáo. Theo ơn gọi, tôi thuộc về thế gian. Theo con tim, tôi hoàn toàn thuộc về
Trái Tim Chúa Giêsu”
Với dáng người nhỏ bé, nhưng với một đức tin sắt đá, Mẹ Têrêxa thành Calcutta
được giao phó sứ mạng công bố tình yêu vô bờ bến của Thiên Chúa đối với nhân
loại, đặc biệt đối với những người bần cùng nhất. “Thiên Chúa vẫn mãi yêu
thương thế gian và Người sai chị em chúng ta ra đi để biểu lộ tình yêu và lòng
thương cảm của Người đối với người nghèo”. Mẹ có một tâm hồn tràn đầy ánh sáng
Chúa Kitô, một tâm hồn bùng cháy tình yêu đối với Ngài và bị thôi thúc bởi một
mong ước duy nhất: “xoa dịu cơn khát của Chúa: khát tình yêu và khát các linh
hồn”.
THỜI THƠ ẤU
Agnes Gonxha Bojaxhiu sinh ngày 26 tháng 08 năm 1910, và chịu phép rửa ngay hôm
sau, tại Skopje, Macedonia. Gia đình cô thuộc cộng đồng người Anbani. Đây là
một gia đình công giáo, mặc dù đa số người Anbani ở đấy theo Hồi Giáo. Thời bấy
giờ, Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ cai trị đất nước. Cha cô, ông Nikola, là một doanh
nhân. Ông làm chủ một công ty và một cửa hàng thực phẩm. Ông thường du hành đó
đây, biết nhiều thứ tiếng và rất quan tâm đến chính trị. Ông là một thành viên của
Hội Đồng người Anbani. Cùng với vợ mình là bà Drana, ông đã dạy cho Agnès những
bài học bác ái đầu tiên.
Khi Agnes lên 9, năm 1919, cha cô qua đời một cách đột ngột. Bà Drana phải một
mình buôn chải nuôi dạy ba người con là Aga (1904), Lazar (1907) và Gonxha
(1910). Để sinh sống, bà lao động vất vả qua nghề thêu may. Dù vậy, bà vẫn dành
thì giờ để giáo dục con cái. Gia đình cầu nguyện mỗi tối, đi nhà thờ hằng ngày,
lần chuổi Mân Côi mỗi ngày trong suốt tháng Năm và chuyên cần tham dự các lễ
kính Đức Mẹ. Họ cũng luôn quan tâm giúp đỡ những người nghèo và thiếu thốn đến
gõ cửa nhà họ. Trong các kỳ nghỉ, gia đình có thói quen đến tĩnh tâm tại một
nơi hành hương kính Đức Mẹ, tại Letnice.
Agnes rất thích đi nhà thờ, cô cũng thích đọc sách, cầu nguyện và ca hát. Mẹ cô
tình nguyện chăm sóc một phụ nữ nghiện rượu ở gần đấy. Mỗi ngày hai lần, bà đến
rửa ráy và cho người phụ nữ ấy ăn, đồng thời bà cũng chăm sóc một bà góa có 6
con. Những ngày bà không đi được, thì Agnes thay bà đi làm các việc bác ái đó.
Khi bà góa qua đời, những người con của bà đến sống với bà Drana như con ruột
của mình.
ƠN GỌI
Những năm trung học, cô Agnes dùng phần lớn thời gian để hoạt động trong hội
Đạo Binh Đức Mẹ (Legio Mariae). Vì giỏi ngoại ngữ, cô giúp một linh mục gặp khó
khăn trong ngôn ngữ, cô dạy giáo lý và đọc rất nhiều sách về các nhà thừa sai
Slovenia và Croatia ở Ấn Độ. Khi lên 12, lần đầu tiên cô mong muốn dâng đời
mình để làm việc Chúa, hiến trọn đời mình cho Chúa để Người quyết định. Nhưng
cô phải làm sao để biết chắc chắn là Chúa có gọi cô hay không?
Cô cầu nguyện nhiều rồi tâm sự với các chị và mẹ mình. Cô cũng trình bày với vị
linh mục giải tội: “Làm sao con biết chắc?”. Cha trả lời: “Căn cứ trên NIỀM
VUI. Nếu con cảm thấy thực sự hớn hở vui mừng với ý tưởng rằng Chúa có thể gọi
con phục vụ Người và tha nhân, thì đấy là bằng chứng cho thấy rằng con có ơn
gọi”. Và cha nói thêm: “Niềm vui sâu xa mà con cảm nhận là la bàn để chỉ cho
con biết hướng đi của đời mình.”
Năm 18 tuổi là năm trọng đại. Cô quyết định. Hai năm trước đó, cô đã đến tĩnh
tâm nhiều lần tại Letnice và nhận ra rõ ràng là cô sẽ phải đi truyền giáo ở Ấn
Độ. Vào ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời năm 1928, cô đến Letnice cầu nguyện xin
Đức Mẹ chúc lành trước khi ra đi. Cô chuẩn bị gia nhập dòng Đức Mẹ Lorette, một
hội dòng đang hoạt động tích cực tại Ấn Độ.
Ngày 25 tháng 09, cô lên đường. Cả cộng đồng tiễn cô ra ga: nào bạn hữu, nào
láng giềng già trẻ, và dĩ nhiên cả Mẹ và bà chị Aga. Mọi người đều khóc.
Cô đi qua Zagreb, Áo, Thụy Sĩ, Pháp và đến Luân Đôn, rồi từ đấy vào một tu viện
gần Dublin là nhà mẹ của Hội Dòng Đức Mẹ Lorette. Tại đấy, cô học nói tiếng Anh
và sống nếp sống nữ tu. Ngày mặc áo dòng, cô chọn tên là Têrêxa, để tưởng nhớ
chị thánh Têrêsa Hài Đồng ở Lisieux, nơi mà cô dừng chân trên đường đến Luân Đôn.
Cùng thời gian này cô làm các thủ tục giấy tờ và năm 1928 cô khởi sự cuộc hành
trình đầu tiên đến với Ấn Độ: đất nước ước mơ của cô! Cuộc hành trình này thật
gian nan. Có vài chị em nữ tu đi cùng tàu với cô nhưng phần đông hành khách thì
theo Anh giáo. Suốt nhiều tuần lễ, họ không được dự lễ và rước lễ, kể cả ngày
Giáng Sinh. Tuy nhiên, họ cũng làm một máng cỏ, lần hạt và hát thánh ca Giáng
Sinh.
Đầu năm 1929 họ đến Colombo, rồi đến Madras và cuối cùng là Calcutta. Họ tiếp tục đi đến Darjeeling, dưới chân dãy
Hy mã lạp sơn, nơi mà người nữ tu trẻ sẽ hoàn tất thời gian huấn luyện. Ngày 23
tháng 05 năm 1929, chị Têrêsa vào tập viện và hai năm sau chị khấn lần đầu.
Ngay sau đó, chị được chuyển đến Bengali để giúp đỡ các chị trong một bệnh viện
nhỏ hầu chăm sóc các bà mẹ đau yếu, đói khát và không nơi nương tựa. Chị bị
đánh động trước nỗi khốn cùng vô biên tại nơi này.
NỮ TU VÀ GIÁO VIÊN
Sau đó, chị được gởi đến Calcutta
để học sư phạm. Khi nào có thể, chị đều đi giúp chăm sóc bệnh nhân. Khi ra
trường, chị trở thành giáo viên và mỗi ngày phải đi xuyên qua thành phố. Công
việc đầu tiên của chị là lau phòng học. Chẳng bao lâu, các em bé yêu mến cô
giáo vì sự nhiệt tình và lòng trìu mến của cô, nên số học sinh lên đến ba trăm
em. Ở một khu khác trong thành phố, còn 100 em nữa. Chị nhìn thấy nơi các em ở
và đồ các em ăn. Cảm được sự chăm sóc và tình yêu của chị, các em gọi chị là
‘ma’ (mẹ). Những ngày chúa nhật, chị đi thăm viếng gia đình các em.
Ngày 24 tháng 05 năm 1937, chị khấn trọn đời ở Darjeeling và trở thành, như lời chị nói,
“hiền thê của Chúa Giêsu cho đến đời đời”. Chị được cử làm hiệu trưởng một
trường phổ thông cơ sở tại trung tâm Calcutta,
dành cho nữ sinh Bengali. Đôi khi chị cũng đích thân dạy sử địa. Cạnh trường là
một trong những khu ổ chuột lớn nhất Calcutta.
Chị Têrêsa không thể nhắm mắt làm ngơ được: Ai chăm sóc cho những người nghèo
sống lang thang trên đường phố đây? Tinh thần bác ái toát ra từ những bức thư
của mẹ chị nhắc lại tiếng gọi căn bản: hãy chăm sóc người nghèo.
Hội đoàn Legio Mariae cũng hoạt động trong trường này. Cùng với các nữ sinh,
chị Têrêsa thường đi thăm bệnh viện, khu ổ chuột, người nghèo. Họ không chỉ cầu
nguyện suông. Họ cũng nghiêm túc trao đổi về những gì mình thấy và làm. Cha
Henry, một linh mục dòng Tên người Bỉ, là vị linh hướng của chị; ngài gợi ý
nhiều điều trong công tác này. Ngài hướng dẫn chị Têrêsa trong nhiều năm. Qua
các gợi ý của ngài, chị càng ngày càng mong muốn phục vụ người nghèo, nhưng
bằng cách nào đây?
‘ƠN GỌI TRONG ƠN GỌI ’
Với tất cả những thao thức ấy, chị đi tĩnh tâm ngày 10 tháng 09 tại Darjeering.
Sau này chị nói: “đấy là chuyến đi quan trọng nhất trong đời tôi’. Đấy chính là
nơi mà chị thực sự nghe được tiếng Chúa: “Hãy đến làm ánh sáng cho Thầy”. Sứ
điệp của Người rất rõ ràng: chị phải rời tu viện để giúp đỡ những kẻ khốn khổ
nhất và cùng sống với họ. “Đấy là một mệnh lệnh, một bổn phận, một xác tin
tuyệt đối. Tôi biết mình phải làm gì, nhưng không biết phải làm thế nào”. Ngày
10 tháng 09 là một ngày quan trọng đến nỗi Hội Dòng gọi ngày này là ‘ngày linh
hứng’ (inspiration day).
Chi Têrêxa cầu nguyện, trình bày cho vài chị khác, tham khảo ý kiến mẹ bề trên,
và mẹ bảo chị đến gặp đức tổng giám mục Calcutta,
Đức Cha Perrier. Chị giải thích cho ngài về ơn gọi của mình, nhưng đức cha
không cho phép. Ngài đã trao đổi với các cha dòng Tên Henry và Celeste Van
Exem, là những vị biết rõ chị Têrêsa. Các ngài xem xét mọi mặt vấn đề: Ấn Độ
sắp được độc lập và chị Têrêsa lại là một người Âu! E rằng chị sẽ gặp những
nguy hiểm về chính trị và nhiều vấn đề khác xuất phát từ việc phân biệt sắc
tộc. Liệu Rôma có phê chuẩn quyết định này chăng? Đức cha khuyên chị cầu nguyện
một năm nữa trước khi thực hiện quyết định này, nếu không thì nên gia nhập dòng
các Nữ Tử thánh Anna, những nữ tu mặc sari xanh đang hoạt động cho người nghèo.
Chị Têrêsa nghĩ rằng đấy không phải là con đường thích hợp cho mình. Chị muốn
sống cùng với người nghèo. Một năm sau, khi chị Têrêxa trình lên ý định mình,
đức tổng giám mục muốn cho phép, nhưng ngài bảo tốt hơn là chị hãy xin phép
Rôma và Mẹ bề trên tổng quyền của chị ở Dublin. Chị lại phải chờ đợi một thời
gian khá lâu để nhận được quyết định từ trung ương.
QUYẾT ĐỊNH
Tháng 08 năm 1948, chị Têrêsa được phép rời cộng đoàn Lorette với điều kiện là
tiếp tục tuân giữ các lời khấn khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục. Chị chia tay
với chị em mình năm 38 tuổi, rời tu phục dòng Lorette để mặc lấy chiếc sari rẻ
tiền màu trắng viền xanh. Trước hết, chị đến Patna để theo học một khóa huấn luyện y tá
cùng với các nữ tu tại đấy. Chị thấy rõ ràng là chị chỉ có thể giúp đỡ người
nghèo trong các căn nhà bẩn thỉu bệnh hoạn của họ nếu chị biết cách phòng bệnh
và chữa bệnh. Kiến thức y khoa là điều kiện không thể thiếu được hầu chu toàn
ơn gọi mới của mình.
Vị bề trên ở Patna,
một bác sĩ, đã cho chị một lời khuyên khôn ngoan khi chị tỏ ý muốn ra sống giữa
những người nghèo và chăm sóc họ. Chị bảo rằng chị muốn sống chỉ bằng cơm với
muối, giống như người nghèo, và vị bề trên đáp lại rằng đấy là cách hay nhất để
cản trở chị khỏi phải đi theo ơn gọi của chị: nếp sống mới đòi hỏi ở chị một
sức khoẻ thật vững và thật tốt.
Sau khi trở về Calcutta,
chị Têrêsa đến với các khu ổ chuột và đường phố, thăm viếng và giúp đỡ người
nghèo. Toàn bộ tài sản của chị vẻn vẹn là một cục xà phòng và năm rupi (09
cents). Chị giúp tắm các em bé và rửa các vết thương. Người nghèo rất ngạc
nhiên: Cái bà người Âu mặc chiếc sari nghèo nàn này là ai vậy? Mà bà nói thông
thạo tiếng Bengali! Bà lại đến giúp họ rửa ráy, lau chùi và chăm sóc họ nữa
chứ! Thế rồi chị bắt đầu dạy các em bé nghèo học chữ, học cách rửa ráy và giữ
vệ sinh. Sau đấy chị mướn được một phòng nhỏ để làm lớp học.
Phần chị, chị vẫn tạm trú tại nhà các Chị Em Người Nghèo. Chúa là nơi nương tựa
của chị để có được những sự trợ giúp vật chất. Và Người luôn có mặt: lúc nào chị
cũng tìm ra thuốc men, quần áo, thức ăn và chỗ ở để đón người nghèo và chăm sóc
họ. Vào giữa trưa, các em bé được uống một ly sữa và nhận một miếng xà phòng,
nhưng đồng thời các em cũng được nghe nói về Chúa, Đấng Tình Yêu, và - ngược
với các thực trạng rành rành trước mắt các em - Người yêu thương các em, thực
sự yêu thương các em.
MỘT THỜI ĐIỂM CẢM ĐỘNG
Một hôm, một thiếu nữ Bengali, xuất thân từ một gia đình khá giả và là cựu học
sinh của Mẹ Têrêsa, muốn đến ở với Mẹ mà giúp một tay. Đây là một thời điểm cảm
động. Nhưng Mẹ Têrêxa rất thực tế: Mẹ nói về sự nghèo khó toàn diện, về những
khía cạnh khó chịu của công việc Mẹ làm. Mẹ đề nghị thiếu nữ chờ đợi một thời
gian nữa.
Ngày 19 tháng 03 năm 1949, thiếu nữ ấy trở lại trong một chiếc áo nghèo nàn và
không mang trên người một món nữ trang nào. Cô đã quyết định. Cô là người đầu
tiên gia nhập cộng đoàn của Mẹ Têrêsa và lấy tên khai sinh của Mẹ là Agnes.
Những thiếu nữ khác nối tiếp cô: vào tháng 05 cộng đoàn có ba người, tháng 11
là năm người, năm sau đó là bảy người. Mẹ Têrêxa thiết tha cầu nguyện để có
được nhiều ơn gọi hơn nữa cho Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Có quá nhiều việc phải làm.
Các chị em thức dậy thật sớm, cầu nguyện lâu giờ, dự thánh lễ để kín múc sức
mạnh cho đời sống thiêng liêng hầu thực thi những công việc phục vụ người
nghèo. Tạ ơn Chúa, có một ông tên là Gomes đã dâng tặng tầng cao nhất của căn
nhà mình cho cộng đoàn Mẹ Têrêsa. Đây cũng là năm mà Mẹ Têrêsa lấy quốc tịch Ấn
Độ.
Mẹ Têrêsa nhìn cộng đoàn lớn lên và biết rằng Mẹ có thể nghiêm túc nghĩ đến
việc sáng lập một hội dòng. Muốn xây dựng hiến pháp đầu tiên, Mẹ tham khảo ý
kiến của hai người đã từng giúp Mẹ trước đây: các cha dòng Tên Julien Henry và
Celest Van Exem. Vị linh mục đọc lại lần cuối là cha De Gheldere. Giờ đây “hiến
pháp của Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái’ có thể trình lên đức tổng giám mục, và ngài
gởi về Rôma để xin phê chuẩn.
Đầu mùa thu, sắc lệnh phê chuẩn của Đức Thánh Cha đến, và ngày 7 tháng 10 năm
1950, lễ Mân Côi, nghi thức khánh thành diễn ra trong nhà nguyện của chị em.
Đức tổng giám mục cử hành thánh lễ và cha Van Exem đọc sắc lệnh thành lập. Vào
lúc ấy, có 12 chị em. Không đầy 5 năm sau, cộng đoàn được nâng lên thành hội
dòng Tòa Thánh, có nghĩa là trực thuộc Đức Thánh Cha.
NHỮNG LÃNH VỰC KHÁC
Muốn đáp ứng trọn vẹn hơn các nhu cầu vật chất và thiêng liêng của người nghèo,
Mẹ Têrêxa sáng lập, năm 1963: tu hội Anh Em Thừa Sai Bác Ái; năm 1976: Nhánh nữ
tu chiêm niệm; năm 1979, các Nam
tu sĩ chiêm niệm và năm 1984, hội linh mục Thừa Sai Bác Ái. Tuy nhiên, thao
thức của Mẹ không dừng lại nơi những người có ơn gọi tu trì mà thôi. Mẹ thiết
lập hội Những Cộng Tác Viên với Mẹ Têrêsa và những Cộng Tác Viên Bệnh Tật Và
Đau Khổ, gồm những người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau mà Mẹ chia sẻ tinh
thần cầu nguyện, đơn sơ, hy sinh và công tác tông đồ qua những việc làm hèn mọn
vì tình yêu. Tinh thần này cũng thôi thúc Mẹ thiết lập hội Giáo Dân Thừa Sai
Bác Ái. Để đáp lại yêu cầu của nhiều linh mục, năm 1981, Mẹ Têrêsa khởi xướng
phong trào Corpus Christi dành những linh mục nào muốn chia sẻ linh đạo và đặc
sủng của Mẹ.
Trong những năm lớn mạnh đó, thế giới bắt đầu chú ý đến Mẹ và các công trình mà
Mẹ đã khởi xướng. Mẹ nhận được nhiều giải thưởng: giải Padmashri của Ấn Độ, năm
1962; giải Hoà Bình của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, năm 1971; giải Nêru vì có
công thăng tiến nền hòa bình và sự thông cảm trên thế giới, năm 1972; và Giải
Nobel Hòa Bình, năm 1979; trong khi đó, các phương tiện truyền thông càng ngày
càng ca tụng Mẹ hết lời qua các công việc Mẹ làm. Mẹ đón nhận tất cả ‘vì vinh
danh Thiên Chúa và nhân danh người nghèo’
CHỨNG TỪ CỦA MỘT CUỘC ĐỜI.
Toàn bộ cuộc đời và công trình của Mẹ Têrêsa là một chứng từ cho niềm vui trong
yêu thương, cho sự cao cả và phẩm giá của mỗi một con người, cho giá trị của
từng việc nhỏ nhất được thực thi với đức tin và tình yêu, và trên hết, cho sự
kết hiệp mật thiết với Thiên Chúa. Nhưng có một khía cạnh anh dũng khác của vĩ
nhận này mà ta chỉ biết được sau khi Mẹ qua đời. Đây là một điều Mẹ dấu kín đối
với mọi người, kể cả những thân hữu gần gũi nhất với Mẹ: trong cuộc sống nội
tâm, Mẹ có một cảm nghiệm sâu lắng, đau đớn và thường xuyên rằng Mẹ ở xa cách
Chúa, thậm chí bị Người ruồng bỏ, và vì thế càng ngày Mẹ càng khao khát được
Chúa yêu thương nhiều hơn. Mẹ gọi cái cảm nghiệm nội tâm ấy là ‘bóng tối’. Cái
‘đêm đem cay đắng’ này khởi sự từ ngày Mẹ bắt đầu công việc phục vụ người nghèo
và tiếp tục mãi cho đến cuối đời, khiến Mẹ ngày càng kết hiệp mật thiết hơn với
Chúa. Qua cái tối tăm đó, Mẹ tham dự một cách huyền nhiệm vào cơn khát cùng cực
và đau đớn của Chúa Giêsu và chia sẻ tự thâm sâu sự khốn cùng của người nghèo.
Trong những năm cuối đời, mặc cho sức khoẻ càng ngày càng giảm sút, Mẹ vẫn tiếp
tục điều hành Hội Dòng và đáp ứng các nhu cầu của người nghèo và của Giáo Hội.
Năm 1997, số nữ tu của Mẹ Têrêsa là 4000 chị hoạt động tại 610 nhà trong 123
quốc gia trên thế giới. Tháng 03 năm 1997, Mẹ chúc phúc cho vị bề trên tổng
quyền mới của Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái (chị Nirmala Joshi), rồi thực hiện một
chuyến du hành ở nước ngoài. Sau khi yết kiến Đức Thánh Cha lần chót, Mẹ về lại
Calcutta, dành
những ngày cuối đời để tiếp khách và dạy dỗ các nữ tu con cái mình. Ngày 05
tháng 09 là ngày cuối cùng trong cuộc đời trần thế của Mẹ. Mẹ được tiễn đưa về
vĩnh cửu theo nghi lễ quốc táng của Ấn Độ và thi hài Mẹ được chôn cất tại nhà
mẹ của hội dòng Thừa Sai Bác Ái. Mộ của Mẹ trở thành nơi hành hương cho mọi
người, giàu cũng như nghèo.
Không đầy hai năm sau ngày qua đời, do sự thánh thiện mà mọi người đã đồng
thanh ca ngợi và những báo cáo về các ơn thiêng nhận được qua Mẹ, nên Đức Thánh
Cha Gioan Phaolô II đã cho phép tiến hành xem xét hồ sơ phong thánh cho Mẹ.
Ngày 20 tháng 12 năm 2002, ngài phê chuẩn sắc lệnh công nhận nhân đức anh hùng
và các phép lạ của Mẹ.
Ngày 19 tháng 10 năm 2003, Mẹ được nâng lên hàng chân phước. Mẹ là người được
phong chân phước nhanh nhất trong lịch sử giáo hội từ trước đến nay: chỉ 6 năm
sau ngày qua đời. Trước Mẹ, thánh Gioan Bosco và thánh Maximilian Kolbe được
phong chân phước 30 năm sau ngày qua đời và là những người được phong chân phước
nhanh nhất.
CHÂN PHƯỚC TÊRÊSA THÀNH CALCUTTA - một người của toàn thể nhân loại, mang dòng
màu Anbani, có quốc tịch Ấn độ và là công dân danh dự của Hoa kỳ, nhung lại xó
mình đến nỗi ít ai còn nhớ đến cái tên khai sinh Agnes Gonxha Bojaxhiu - mãi
mãi là hình ảnh của một Kitô hữu có một đức tin không hề lay chuyển, một đức
cậy bất chấp phong ba và cho một đức ái vượt mọi biên thùy. Lời đáp trả trước
tiếng gọi của Chúa Giêsu “Hãy đến làm ánh sáng cho Thầy’ đã biến người thành
một nhà Thừa Sai Bác Ái, một ‘người mẹ của kẻ nghèo’, một biểu tượng cho lòng
thương cảm của Thiên Chúa đối với con người và một bằng chứng sống động cho
thấy rằng Chúa Giêsu từng ngày khắc khoải chờ đợi tình yêu của mỗi một linh
hồn.
Tổng hợp theo tài liệu của Mạng Lưới Vatican
và Hội Dòng Thừa Sai Bác Ái.
VÀI TƯ TƯỞNG CỦA MẸ TÊRÊSA.
NGƯỜI NGHÈO THẬT CAO CẢ
Người nghèo không cần chúng ta thông cảm và thương hại. Người nghèo cần chúng
ta đồng cảm và yêu thương. Họ cho chúng ta nhiều hơn chúng ta cho họ.
Trong thời gian khủng khiếp mà hằng triệu người đến tị nạn tại Ấn Độ, chúng tôi
kêu gọi trợ giúp và nhiều người tình nguyện đến sống vài tháng với chúng tôi,
để yêu thương và phục vụ, bằng tấm lòng trìu mến và bằng sự chăm sóc tận tình.
Khi ra về, họ bảo rằng họ đã nhận nhiều hơn là cho.
Tại Calcutta, cách đây một thời gian, mỗi đêm chúng tôi ra đường đem bốn năm
người hấp hối về Nhà Vĩnh Biệt của chúng tôi. Có một bà ở trong tình trạng thật
bi đát nên tôi muốn tự tay mình chăm sóc. Tôi gởi hết tình yêu thương vào công
việc này. Khi tôi đặt bà lên giường, bà nắm lấy tay tôi và môi bà nở một nụ
cười tuyệt diệu. Bà chỉ nói có một tiếng: “Cám ơn” rồi bà chết. Bà đã cho tôi
nhiều hơn tôi cho bà, rất nhiều. Bà đã tặng tôi tấm lòng biết ơn của mình và
tôi thầm nghĩ: Ở hoàn cảnh bà tôi sẽ làm gì nhỉ? Rồi tôi tự trả lời: hẳn là tôi
sẽ cố gắng lôi kép sự chú ý về mình; hẳn là tôi sẽ bảo: tôi đói hay tôi lạnh
hay tôi sắp chết. Nhưng phần bà, bà thật cao cả, bà thật tuyệt vời qua hành
động trao tặng của mình. Người nghèo
thật cao cả.
TỰ NHIÊN
Nếu bạn cầu nguyện bằng lời, thì hãy để cho lời ấy được chìm ngập trong
tình yêu xuất phát tự đáy lòng mình. Hãy chắp tay, nhắm mắt và hướng lòng lên
với Chúa. Hãy để cho kinh nguyện của bạn trở thành một của lễ tinh tuyền dâng
lên Thiên Chúa. Đừng cầu nguyện lớn tiếng hay quá im lặng. Hãy cầu nguyện đơn
sơ. Hãy để cho lòng bạn lên tiếng. Hãy cầu nguyện với Chúa bằng trọn tâm hồn
mình.
Lời nói sẽ trỗi dậy từ đáy lòng bạn và bạn sẽ cảm nhận được niềm vui khi cầu
nguyện. Thỉnh thoảng dừng lại ở một lời và suy đi nghĩ lại, để cho lời ấy chìm
sâu vào lòng bạn.
Hãy giữ lời ấy suốt ngày: lời ấy giữ bạn trong bình an.
TÌNH YÊU
Đừng nghĩ rằng một tình yêu chân chính phải là một điều gì phi thường. Điều
cần thiết là yêu thương liên tục. Làm thế nào mà ngọn đèn cháy mãi nếu nó không
được nuôi dưỡng bằng một giọt dầu? Khi hết dầu thì không còn ánh sáng và vị hôn
phu sẽ nói: Tôi không biết các người.
Các bạn thân mến, những giọt dầu của ngọn đèn các bạn là gì? Đấy là những điều
nhỏ nhặt trong đời thường: niềm vui, lòng quảng đại, những việc lành nho nhỏ,
đức khiêm nhường và sự nhẫn nại. Một suy nghĩ hướng đến tha nhân. Cách thức mà
chúng ta thinh lặng, lắng nghe, tha thứ, nói năng và hành động. Đấy là những
giọt dầu chân chính giúp cho ngọn đèn chúng ta cháy mãi suốt cuộc đời mình.
Đừng tìm kiếm Chúa Giêsu ở nơi xa xôi, Người không có ở đấy đâu. Người đang ở
trong các bạn, hãy chăm sóc ngọn đèn của mình rồi các bạn sẽ nhìn thấy Người.
Ôi lạy Chúa Giê-su,
Chúa là Đấng thông biết mọi sự: sự sống cũng như sự chết,
Chúng con nài xin Chúa: hãy tha thứ mọi tội lỗi
Cho người bạn của chúng con đây đang sắp chia tay với chúng con.
Xin hãy ban cho người này một trái tim đã được thanh luyện tinh tuyền.
Chúa đã quá rõ:
Có biết bao con người,
Có đến hàng chục nghìn con người đang hấp hối,
Mà chúng con đã chăm nom săn sóc.
Và Chúa cũng đã biết: Không một người nào trong số ấy
Phải đau đớn sợ hãi sau khi đã xưng thú các tội lỗi của mình,
Và họ đã nhận được Ơn Tha Thứ.
Xin Chúa cho người bạn của chúng con đây,
Một khi đã giã biệt chúng con,
Họ cũng được ra đi trong bình an.
Và, với một trái tim đã được thanh tẩy,
Chúng con tin chắc rằng người bạn này
Sẽ được vui hưởng hạnh phúc với Chúa trong Nước Trời,
Cho đến muôn đời muôn thuở. A-men.
Trích
trong PRIER AVEC MÈRE TERESA, xuất bản năm 1994:
Mother Teresa of Calcutta (August 26, 1910 – September 5, 1997),
born Agnesë Gonxhe Bojaxhiu, was an Albanian[2][3]
Roman Catholic nun with Indian
citizenship[4] who founded the Missionaries of Charity in Kolkata
(Calcutta), India
in 1950. For over 45 years she ministered to the poor, sick, orphaned, and
dying, while guiding the Missionaries of Charity's expansion, first throughout
India and then in other countries.
By the 1970s she had become internationally famed as a humanitarian
and advocate for the poor and helpless, due in part to a documentary,
and book, Something Beautiful for God by Malcolm Muggeridge. She won the Nobel
Peace Prize in 1979 and India's
highest civilian honor, the Bharat Ratna, in 1980 for her humanitarian work.
Mother Teresa's Missionaries of Charity continued to expand, and at the time of
her death it was operating 610 missions in 123 countries, including hospices
and homes for people with HIV/AIDS, leprosy and tuberculosis, soup kitchens,
children's and family counseling programs, orphanages, and schools.
She has been praised by many individuals, governments and
organizations; however, she has also faced a diverse range of criticism. These
include objections by various individuals, including Christopher Hitchens, Michael
Parenti, Aroup Chatterjee, Vishva Hindu Parishad, against the proselytizing focus of her work; this included
baptisms of the dying, a strong anti-abortion
stance, and a belief in the spiritual goodness of poverty. Several medical
journals also criticised the standard of medical care in her hospices, and
concerns were raised about the opaque nature in which donated money was spent.
Following her death she was beatified
by Pope John Paul II and given the title Blessed
Teresa of Calcutta.[5][6]
Ngày 5/9/1997, Mẹ Têrêsa đã được Chúa gọi về, hưởng thọ 87 tuổi. Suốt
một cuộc đời hy sinh phục vụ cho những người nghèo đói khổ cực, Mẹ Têrêsa, một
tôi tớ trung thành của Ðức Kitô, luôn được người người trên thế giới chúc tụng,
rất xứng đáng cho giáo dân Việt Nam chúng ta noi gương và ghi nhớ. Sau đây
chúng tôi xin sơ lược một vài chi tiết về tiểu sử của Mẹ Têrêsa:
Mẹ Têrêsa sinh ngày 26/8/1910 tại Skopje, Macedonia, Yugoslavia (Nam
Tư); Mẹ có tên thật là Agnes Gonxha Bojaxhiu; con út trong một gia đình có ba
người con; cha làm nghề xây dựng. Ngày 27/8/1910 lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội. Mẹ
Têrêsa thường tâm sự, ngày Rửa Tội chính là ngày sinh nhật chính thức trong
cuộc đời của Mẹ.
Ðủ 18 tuổi, Mẹ Têrêsa gia nhập Dòng Nữ Vương Ðức Bà Loreto ở Ái Nhỉ Lan
(Ireland).
Tu học tại nhà mẹ của Dòng Loreto ở Dublin.
Mẹ Têrêsa chọn cho mình tên gọi là Sơ Têrêsa để luôn tưởng niệm Thánh Nữ Têrêsa
Lisieux. Tháng 12 năm 1928, Sơ Têrêsa bắt đầu một cuộc hành trình dài đến Ấn
Ðộ, rồi tiếp tục đến Darjeeling, khu vực gần Dãy Núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalayan
Mountains), nơi Sơ Têrêsa tiếp tục tu học cho đến ngày khấn. Không lâu sau đó,
vào ngày 6/1/1929 Sơ Têrêsa đến Calcutta, thủ đô Bengal, Ấn Ðộ, để dạy học tại
một trường Nữ Trung Học. Trong thời gian tại Calcutta, điều đánh động Sơ Têrêsa
nhiều nhất đó là tận mắt trông thấy các bệnh nhân ốm liệt, nghèo đói và hấp hối
đầy trên các đường phố.
Năm 1946, sau khi đã chứng kiến những nạn nhân khốn khổ đầy thương tích
và chết chóc, các trẻ em bơ vơ trên đường phố, kết quả của những biến cố nổi
loạn giữa Hồi Giáo và Ấn Giáo, ngày 10/9/1946, trên một chuyến xe lửa đi về
Darjeeling để điều trị bệnh lao mới phát, Sơ Têrêsa nhận ra được tiếng mời gọi
của Chúa thúc dục Sơ phục vụ cho những người nghèo đói khốn khổ. Mẹ Têresa kể
lại:
"Tôi bắt đầu nhận ra tiếng gọi của Chúa kêu mời tôi săn sóc cho
những người bệnh tật và nghèo đói, những kẻ rách rưới và lang thang - thúc dục
tôi ban phát tình yêu của Chúa cho các người khốn khổ và bơ vơ. Sự kiện nầy đã
mở cửa cho bước đầu phục vụ Bác Ái của đời tôi."
Mẹ Têrêsa không chần chờ, đắn đo, và bắt đầu xin phép rời Hội Dòng
Loreto để thiết lập một nhà Dòng mới. Ðược Ðức Giáo Hoàng Piô XII cho phép. Và
năm 1948, Mẹ Têrêsa, với chiếc áo dòng củ kỷ và một vài đồng lẻ trong túi đã
đến sống giữa những người Ấn Ðộ như một người Ấn Ðộ. Ðương nhiên Mẹ Têrêsa cũng
chọn màu áo xanh xám có những viền xanh (biểu hiệu cho Thánh Ý của Thiên Chúa)
giống như áo Hội Dòng của Mẹ.
Năm 1952 Mẹ Têrêsa cùng với Hội Dòng Nữ Tu Bác Ái của Mẹ đã bắt tay vào
việc. Hội Dòng của Mẹ đã được bản quyền Calcutta
cho phép xử dụng ngôi đền Kali đã bị bỏ hoang của Ấn Giáo. Mẹ Têrêsa đã biến nó
trở thành Hội Quán Kalighat cho những người nghèo đói đau khổ. Mẹ đã cùng với
các cộng tác viên tìm kiếm những người bệnh tật, hấp hối thất thểu ngoài đường
phố, đem về săn sóc cho đến ngày họ qua đời. Ðối với những người bệnh tật, Mẹ
đã tìm kiếm thuốc thang săn sóc cho họ, đối với những người khổ đau, Mẹ là một
nguồn ủi an đem bình an và tình yêu của Chúa đến với họ...
Năm 1962, Mẹ được giải thưởng đầu tiên về công việc Nhân Ðạo của Mẹ.
Năm 1979, được giải thưởng Nobel Hòa Bình. Năm 1985, được trao Huy Chương Tự
Do, huy chương dân sự cao quý nhất của Hoa Kỳ. Mẹ đã dùng tất cả những số tiền
giải thưởng này để thiết lập thêm nhiều trung tâm khác.
Mẹ Têrêsa đã được cả thế giới kính phục và biết ơn vì những tấm lòng hy
sinh tràn đầy yêu thương phục vụ. Tinh thần của Mẹ Têrêsa đã in sâu mãi trong
lòng mỗi người dân trên thế giới.
Lạy Chúa Giêsu là Ngôi Lời nhập thể,
là Bánh Hằng Sống,
là Hy Lễ dâng lên trong thánh lễ vì tội lỗi thế gian và tội lỗi tôi.
Xin ban cho con ơn biết noi theo gương Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta
- ơn khôn ngoan để nhận biết và can đảm tuyên xưng Chúa Giêsu là Ngôi Lời
biết rao giảng, loan truyền Chúa là Sự Thật -
biết đi theo con đưòng của Chúa vì chỉ có Chúa là Đường
biết thắp lên Ánh Sáng tin mừng vì Chúa là Ánh sáng
biết chết cho mình và sống cho Chúa vì Chúa là Sự Sống
biết yêu Chúa và yêu thương tha nhân vì Chúa là Tình Yêu
biết chia xẻ niềm vui với mọi người vì Chúa là Niềm Vui
biết tận hiến đời con cho Chúa vì Chúa Giêsu là Của Lễ
biết trở nên khí cụ trao ban bình an của Chúa vì Chúa là Bình An
biết khao khát, năng rước Thánh Thẻ vì Chúa là Bánh Hằng Sống
-Xin cho chúng con biết đồng cảm và yêu thương những anh em nghèo khó.
biết cho Chúa ăn trong những Người Đang Đói
biết cho Chúa uống trong những Người Đang khát
biết cho Chúa mặc trong những Người Đang trần truồng, rách nát
biết đón tiếpp Chúa trong những Người không nhà
biết săn sóc chữa lành Chúa trong những Người Bệnh Hoạn
biết yêu thương Chúa trong những người cô đơn
biết chăm sóc Chúa trong những Người Phung Hủi
biết hy sinh chữa chạy Chúa trong người bị bệnh Aid
biết bao dung và nâng đỡ Chúa trong những gái chửa hoang
biết ân cần hảo tâm với Chúa trong Người Ăn Xin
biết lắng nghe nhu cầu của Chúa trong Người Nghiện Rượu
biết bảo vệ Chúa trong Người bị bệnh Tâm Thần
biết che chở Chúa trong Người Bé Mọn
biết dẫn dắt Chúa trong Người Đui Mù
biết nói thay Chúa trong Người Câm
biết đồng hành với Chúa trong Người Tàn Tật
biết cảm thông với Chúa trong Người nghiện Ma Túy
biết viếng thăm Chúa trong Người Mãi Dâm
biết phục vụ Chúa trong Người Già Nua
- Lạy Chúa xin cho con hiểu rằng tình yêu chân chính không phải là làm những
việc phi thường nhưng là chu toàn những việc lành nho nhỏ trong đời sống thường
ngày với một tình yêu cao cả, với niềm vui, lòng quảng đại, khiêm nhường và
nhẫn nại.
Con cầu xin Chúa Vì Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là bạn tình, là Sự Sống,là Tình
yêu duy nhất, là Tất Cả, là Mọi Sự của con
Con nguyện yêu mến Người hết lòng, hết tâm trí con. Con hiến dâng Người mọi sự,
kể cả tội lỗi mình vi Người đã yêu thương con, chịu đóng đinh chết vì con để
kết hôn con với Người trong trìu mến và yêu thương bây giờ và trọn đời.
19-Oct-2003 -- Ngày phong thánh Mẹ Teresa
Một Giáo dân nghèo hèn
Jesus is the Word made Flesh.
Jesus is the Bread of Life.
Jesus is the Victim offered for
our sins on the Cross.
Jesus is the Sacrifice offered at
the Holy Mass
For the sins of the world and
mine.
Jesus is the Word – to be spoken.
Jesus is the Truth – to be told.
Jesus is the Way – to be walked.
Jesus is the Light – to be lit.
Jesus is the Life – to be lived.
Jesus is the Love – to be loved.
Jesus is the Joy – to be shared.
Jesus is the Sacrifice – to be
offered.
Jesus is the Peace – to be given.
Jesus is the Bread of Life – to
be eaten.
Jesus is the Hungry – to be fed.
Jesus is the Thirsty – to be
satiated.
Jesus is the Naked – to be
clothed.
Jesus is the Homeless – to be
taken in.
Jesus is the Sick – to be healed.
Jesus is the Lonely – to be
loved.
Jesus is the Unwanted – to be
wanted.
Jesus is the Leper – to wash his
wounds.
Jesus is the Beggar – to give him
a smile.
Jesus is the Drunkard – to listen
to him.
Jesus is the Retarded – to
protect him.
Jesus is the Little One – to
embrace him.
Jesus is the Blind – to lead him.
Jesus is the Dumb – to speak for
him.
Jesus is the Crippled – to walk
with him.
Jesus is the Drug addict – to
befriend him.
Jesus is the Prostitute – to
remove from danger and befriend.
Jesus is the Prisoner – to be
visited.
Jesus is the Old – to be served.
To me –
Jesus is my God.
Jesus is my Spouse.
Jesus is my Life.
Jesus is my only Love.
Jesus is my All in All.
Jesus is my Everything.
Jesus, I love with my whole
heart, with my whole being. I have given Him all, even my sings, and he
has espoused me to Himself in tenderness and love. Now and for life I am the
spouse of my Crucified Spouse. Amen.
Prayer taken from "Jesus Is
My All in All: Praying with the 'Saint of Calcutta'"